Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

(2) Liên hệ việc sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN từ năm 2008 đến nay

Khi đặt mục tiêu về kiểm soát mức tăng tổng dư nợ tín dụng thông qua chính sách lãi suất, NHNN hướng tới việc kiểm soát, hạn chế các đầu tư tín dụng ko hiệu quả. Bởi lẽ, việc tăng lãi suất cho vay sẽ buộc các DN, các chủ đầu tư cân nhắc, tính toán về hiệu quả KD và đầu tư. Họ sẽ phải dãn, hoãn, hay chấm dứt những hđ KD kém hiệu quả để tập trung nguồn lực (bao gồm cả tiền vay) vào các dự án hay hđ KD có hiệu quả. Và ở khía cạnh này thì việc tăng lãi suất là công cụ hữu hiệu để phân bổ nguồn lực XH và sàng lọc giữa việc KD hiệu quả và ko hiệu quả. Còn đối với các NH, chính sách siết chặt nguồn cung tiền trong hệ thống sẽ buộc các NH phải chọn lọc và thẩm định kỹ càng các dự án cho vay, đặc biệt là cho vay BĐS và đầu tư CK. Những dự án ko đầy đủ về mặt pháp lý hoặc ko hiệu quả trong tương lai sẽ ko được NH tài trợ vốn. Như vậy, chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN chỉ buộc các NH phải tự điều chỉnh, lựa chọn các dự án vay vốn chứ ko áp đặt hay hạn chế các NH ko được cho vay, đầu tư BĐS hay CK.
Việc áp dụng đồng bộ, linh hoạt các giải pháp trên đã góp phần đưa các chỉ tiêu tiền tệ biến động theo định hướng đề ra: tổng phương tiện thanh toán được kiểm soát ở mức thấp; tốc độ tăng trưởng đầu tư cho nền KT chậm dần, từ đó tđ kiềm chế mức tăng tổng cầu và giá tiêu dùng.
Ngày 6/11/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được phép hđ ngoại hối ấn định tỷ giá mua, bán giao ngay giữa VND và USD trong biên độ 3% so với tỷ giá bình quân liên NH, tăng 1% so với mức 2%. Biên độ tỷ giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 7/11/2008.
Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 9/10/2008, theo đó yêu cầu các TCTD áp dụng các bp đảm bảo an toàn, hiệu quả hđ KD, trong đó chú trọng các bp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra do tđ của khủng hoảng tài chính và dấu hiệu suy thoái KT toàn cầu, chấp hành đúng quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hđ KD, đáp ứng vốn tín dụng cho nền KT trên cơ sở khả năng huy động vốn trong và ngoài nước, đi đối với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tín dụng để tập trung vốn cho các lĩnh vực SX, KD, XNK các mặt hàng thiết yếu, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn…
Như vậy, trong năm 2008, NHNN đã tập trung vào 2 mục tiêu chủ yếu là kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý và kiểm soát dư nợ tín dụng và tính đến hết tháng 10/2008 các chỉ tiêu này lần lượt đạt là 10,59% (cùng kỳ năm ngoái tăng 32%) và 19,6% (cùng kỳ năm ngoái tăng 37%). Từ việc kiểm soát 2 chỉ tiêu chủ yếu này, NHNN đã rút về 1 lượng lớn tiền mặt khỏi lưu thông và từ đó giảm bớt áp lực của sự tăng LP. Việc rút bớt 1 lượng tiền mặt khỏi lưu thống được thực hiện thông qua việc siết chặt các khoản vay ko hiệu quả để tập trung tăng trưởng tín dụng cho SX, XK, cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cho hộ chính sách và đặc biệt là đối với các dự án dang dở có hiệu quả phải đầu tư nhanh để phát huy hiệu quả. Đồng thời NHNN đã linh hoạt kịp thời nới lỏng CSTT bằng cách hạ lãi suất cơ bản, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc… khi có dấu hiệu giảm áp lực LP và tăng trưởng khó khăn, nhất là khi tình trạng suy thoái KT đang lan tỏa ra toàn cầu và có thể tđ mạnh đến nền KT VN trong năm 2009 nếu VN ko có giải pháp ứng phó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét