Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

(3) Liên hệ thực trạng lạm phát VN năm 2007 đến nay (mức LP, nguyên nhân, hậu quả, các giải pháp NHNN đã và đang áp dụng để kiểm soát LP)

Các giải pháp NHNN đã và đang áp dụng để kiểm soát LP:
Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: cho dù do nhiều nguyên nhân nhưng LP luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân gây ra LP. Nhận thức được tình hình đó, CP chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. NHNN thông qua việc chủ động, linh hoạt sd hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này. Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần đảm bảo tính thanh khoản của nền KT và hoạt động của các NH, tổ chức tín dụng tạo đk cho SX hàng hóa và XK pt.
+ Tăng dự trữ bắt buộc: năm 2007 chứng kiến sự tăng dự trữ bắt buộc lớn trong nhiều năm. Tỷ lệ DTBB tăng gấp đôi ở tất cả các loại tiền gửi (ngoại tệ và VND) và kỳ han. Để kiềm chế LP đầu năm 2008 NHNN lại tiếp tục tăng tỷ lệ DTBB, theo nhận định của các chuyên gia và tổ chức tài chính quốc tế thì tỷ lệ DTBB có thể lên tới 15% hoặc 17% vào cuối năm.
+ Tăng lãi suất ở tất cả các loại lãi suất: lãi suất cơ bản là 8,75% áp dụng từ ngày 1/3/2008, lãi suất tái cấp vốn 7,5% và lãi suất chiết khấu 6,0% áp dụng từ ngày 1/2/2008.
+ Thực hiện bán tín phiếu: ngày 13/2 NHNN lại ra quyết định buộc các NHTM phải mua 1 lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng, nhu cầu tiền mặt ngay lập tức lên tới 40.000 tỷ đồng đã làm náo loạn các tổ chức tín dụng.
+ Ngày 25/3 NHNN yêu cầu thu về 52.000 tỷ đồng cho ngân sách đang được đem cho các NH quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm.
+ Hiệp hội các NHVN quyết định các NH ko được để tăng trưởng tín dụng qua 30% đồng thời quy định lãi suất cho vay ko vượt quá 150% lãi suất cơ bản.
Cắt giảm đầu tư công và CF thường xuyên của cq sd ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các DNNN, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách: Đầu tư từ nguồn ngân sách NN và đầu tư của DNNN hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư XH, cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền KT, quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và CF hành chính phải cắt giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp, phân bổ lại và cân đối nguồn vốn, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của DNNN.
Tập trung sức pt SX công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm: hiện nay tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn nhất là khi VN là thành viên đầy đủ của WTO, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường XK được mở rộng, pt SX là giải pháp gốc, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và XK, góp phần kiềm chế LP, giảm nhập siêu thúc đẩy KT.
Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh XK, giảm nhập siêu: cân đối cung cầu về hàng hóa, tránh tình trạng đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thuốc, xăng dầu, sắt thép, VLXD, phân bón…, thực hiện cơ chế giá thị trường, xóa bỏ bao cấp qua giá. Trong đk USD giảm giá so với đồng tiền các nước là thị trường XK lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỷ giá hối đoái giữa VND và USD ko phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường tiền tệ do vậy chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp kiềm chế LP nhưng ko ảnh hưởng lớn đến XK, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi. NHNN đảm bảo đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các DN làm hàng XK, xử lý các ách tắc tín dụng XK cho từng trường hợp cụ thể, tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến TM đối với hàng XK, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hđ XK để giảm CF cho DN, áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các bp để giảm nhập siêu, tăng thuế những mặt hàng ko thiết yếu.
Triệt để tiết kiệm trong SX và td.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát và chấp hành PL NN về giá, ko để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá nhất là các mặt hàng thiết yếu cho SX và td.
Mở rộng thực hiện chính sách an sinh XH.
Tạo đk cho DN tiếp cận nguồn vốn NH, nhưng vẫn phải tiếp tục kiểm soát chất lượng, để tránh những hiệu ứng phụ về an toàn hệ thống NH. Đồng thời, thông qua việc điều hành linh hoạt các công cụ của CSTT và chỉ đạo các TCTD tập trung vốn vào các lĩnh vực SX có hiệu quả như lĩnh vực NN, nông thôn, XNK các mặt hàng thiết yếu, các DN vừa và nhỏ, các hộ nghèo… góp phần thúc đẩy tăng trưởng KT bền vững. Việc cho vay lĩnh vực phi SX, như cho vay tiêu dùng để kích cầu, trong đk như hiện nay, các NHTM cũng cần đảm bảo khả năng thu hồi vốn từ các khoản vay này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét