Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

(2) Liên hệ thực trạng lạm phát VN năm 2007 đến nay (mức LP, nguyên nhân, hậu quả, các giải pháp NHNN đã và đang áp dụng để kiểm soát LP)

Giá hàng hóa, nguyên liệu trên TG tăng mạnh trong tg gần đây là do tăng trưởng cầu TG tăng nhanh hơn tốc độ tăng cung với bằng chứng là lượng hàng tồn kho hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh. Đồng USD mất giá danh nghĩa làm cho giá hàng hóa tính theo đồng tiền khác như EUR, GBP giảm tương đối và càng khuyến khích cầu. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư trên TG gia tăng mua hàng hóa để phòng vệ rủi ro mất giá USD. Kq là giá hàng hóa nguyên liệu tăng lên cao hơn mức bt, tăng do tăng cầu và tăng do USD mất giá.
Các nước trong khu vực có điều chỉnh nâng giá nội tệ tương ức với mức mất giá danh nghĩa của Mỹ (đo bằng chỉ số tỷ giá hiệu lực danh nghĩa NEER) sẽ điều chỉnh giảm được tđ tăng giá do mất giá đồng USD. Thái Lan và TQ nhờ chính sách tỷ giá linh hoạt giảm được tđ sốc giá lương thực từ nước ngoài. VN thi hành chính sách neo tỷ giá và vì vậy đã NK LP giá lương thực theo USD. Đây có thể là nguyên nhân chính làm cho LP ở VN cao hơn các nước trong khu vực.
Phương pháp tính chỉ số CPI của các nước khác với VN: các nước thường loại trừ giá lương thực, dầu mỏ ra khi tính toán CPI, ở VN theo pp tính CPI hiện nay, giá cả của nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm quyền số lớn nhất, tới 47,9% trong rổ hàng hóa tính CPI nên phần đóng góp của giá lương thực thường chiếm tới 70% động thái của chí số giá tiêu dùng CPI (được coi là tỷ lệ LP). Trong quý III năm 2007, phần đóng góp của các yếu tố phi lương thực vào LP chỉ là 3,5%. Con số này là 4% cho quý IV năm 2007, và ngay cả khi LP lên tới 15,7% vào tháng 2/2008, thì lương thực thực phẩm góp tới 10,8%. Tháng 3 và 4, tỷ lệ LP so với cùng kỳ năm trước là 19,4% và 21,4%, phần đóng góp của LP giá lương thực, thực phẩm là 13,1% và 14,6%.
Yếu tố tiền tệ với tốc độ tăng trưởng tín dụng của VN tăng quá nhanh trong những năm vừa qua cũng là nguyên nhân gây ra LP ở VN. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng đột biến là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền KT trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 tỷ USD, tương đương 30% GDP. Để duy trì tỷ giá USD, NHNN đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỷ USD (năm 2006) lên 21,6 tỷ USD (năm 2007) và đẩy 1 lượng lớn nội tệ ra thị trường. Tăng trưởng ấn tượng của VN trong tg qua kéo theo những hiệu ứng phụ như tăng trưởng quá nóng ở 1 số bp của nền KT, tăng đột biến kim ngạch NK, sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, nhân lực chất lượng cao. Dòng tiền chảy vào VN mạnh gây bùng nổ nhu cầu tiêu dùng, XD và bùng nổ TTCK giữa năm 2007 và bong bóng thị trường BĐS tg gần đây.
Hậu quả LP:
- LP tđ xấu đến tình hình tăng trưởng KT XH: LP làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo thêm, kiềm chế SX trong khối DN, thực tế trong 3 tháng đầu năm 2008 GDP chỉ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi năm 2007 là 7,8%.
LP khiến cho đồng nội tệ mất giá và làm cho tình trạng nhập siêu ngày càng trở nên trầm trọng làm thâm hụt cán cân thanh toán. LP đẩy mức lãi suất tăng cao làm tăng tiết kiệm giảm đầu tư dẫn đến giảm tăng trưởng KT. Mức tăng cao của LP đã dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, sự mất giá của các khoản tiền tiết kiệm, ko khuyến khích đầu tư và làm hạn chế tăng trưởng KT, từ đó có thể dẫn đến những vấn đề XH.
- Ảnh hưởng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: người dân nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chịu sự tđ trực tiếp nhất của LP trong cơn bão tăng giá, sức td của người dân giảm. LP cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài hạn. Giá lương thực tăng nhanh hơn so với mức tăng của cả rổ hàng hóa ảnh hưởng đến người nghèo, nhất là người nghèo đô thị, những người sd phần lớn thu nhập cho mua hàng hóa thực phẩm mà ko phải cho GD hay y tế và ko có cơ hội tiếp cận lương thực dễ dàng như người nghèo nông thôn. Hơn nữa, người nghèo nông thôn có khả năng hưởng lợi từ việc mua bán lương thực trong bối cảnh tăng giá, tạo yếu tố triệt tiêu ảnh hưởng LP.
- Ảnh hưởng nhiều đến khối DN: LP cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các DN ko khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì SX của mình. Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét