Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

(1) Liên hệ thực trạng lạm phát VN năm 2007 đến nay (mức LP, nguyên nhân, hậu quả, các giải pháp NHNN đã và đang áp dụng để kiểm soát LP)

Mức lạm phát:
LP là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất của mọi QG (tăng trưởng cao, LP thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình LP hiện nay ở VN lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng LP cho phép tối đa là 9% của mỗi QG. Năm 2007 là 12,63%, vào 3 tháng đầu năm 2008 là 9,19%, so với tháng 12/2007 cao hơn mức LP dự kiến dành cho cả năm 2008. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống KT của CP, làm suy vong nền KT QG, bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang.

Nguyên nhân LP:
Thực trạng diễn biến hết sức phức tạp của LP VN hiện nay do 1 số nguyên nhân chính sau đây:
Chế độ tỷ giá hiện hành là nguyên nhân cơ bản của LP ở VN:
Năm 2007, nền KT VN tăng trưởng đạt 8,48%, cao hơn mức trung bình 5 năm giai đoạn 2003-2007 (8%/năm). Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, cùng với đà suy thoái KT TG, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền KT VN bộc lộ những nhược điểm cố hữu của 1 nền KT đang trong qtr chuyển dổi. Các ptich đã chứng minh nhược điểm của 1 chế độ tỷ giá neo với đồng USD và mất cân đối cơ cấu KT gây ra tình trạng “thắt cổ chai” là nguyên nhân cơ bản của LP.
LP trong KT học được hiểu là sự tăng giá chung. LP thường có nguyên nhân từ tiền tệ do NHNN cung ứng quá nhiều tiền trong lưu thông. LP cũng có thể có nguyên nhân từ việc tăng giá do cầu tăng mạnh đột biến lớn hơn khả năng SX của nền KT tạo ra LP do cầu kéo. CFSX gia tăng cũng đẩy giá hàng hóa lên cao tạo ra LP do CF đẩy. Có thể nói LP ở VN hiện nay hội tụ đủ các nguyên nhân do cả cầu kéo lẫn CP đẩy và tiền tệ.
Tổng cầu tăng nóng vượt quá khả năng của 1 nền KT còn tồn tại nhiều vấn đề “thắt cổ chai” liên quan tới hạ tầng KT, XH và PL đã làm gia tăng áp lực LP: tốc độ tăng trưởng KT ổn định trong nhiều năm qua và việc VN gia nhập WTO đầu năm 2007 đã tạo thêm động lực phát triển cho nền KT. Sự mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho tổng cầu tăng nóng.
Giá cả các loại hàng hóa trên TG tăng nhanh, tỷ lệ nghịch với sự mất giá danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, đặc biệt là dầu thô. Tốc độ tăng giá năng lượng, đặc biệt là giá lương thực trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là nguyên nhân dẫn tới tình trạng LP trên diện rộng ở tất cả các nước trên TG. Đến cuối năm 2007, LP so với cùng kỳ năm trước của VN là 12,63% và đến cuối tháng 4/2008, tỷ lệ này đã là 21,42%.
Tác động của LP do CF đẩy ở VN thường cao hơn gấp đôi các nước khác trong khu vực là do VN thực thi chính sách neo giá đồng nội tệ với USD. Các nước trong khu vực như Malaysia và Thái Lan theo đuổi chính sách thả nổi có điều tiết đồng nội tệ và đã điều chỉnh lên giá nội tệ theo giá trị danh nghĩa của đồng USD trong tg qua. Kể cả TQ là nước có nhiều điểm tương đồng với VN trong việc thực thi chính sách tỷ giá cũng đã điều chỉnh lên giá danh nghĩa nội tệ trong tg qua. Kết quả là, trong khoảng tg từ tháng 1/2004 đến nay, đồng VN có xu hướng mất giá danh nghĩa, trong khi đồng tiền của các nước khác trong khu vực có xu hướng lên giá danh nghĩa so với đồng USD.